PHẦN THỨ TƯ: TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VÀ THAM GIA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Đăng: 08:52 06-11-2014  |   Tác giả:   |   Nguồn:

Căn cứ Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, Uỷ ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo như sau?
 A. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

I. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN ĐẦU
1. Thụ lý giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của luật Khiếu nại người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyên khiếu nại đến biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể tư ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
3. Xác minh nội dung khiếu nại
3.1. Trong thời hạn quy định tại Điều 28 của Luật Khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiêu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;
b) Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
3.2. Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức sau đây:
a) Kiểm tra xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại ;
b) Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp;
c) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
3.3. Người có trách nhiệm xác minh có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Yêu cầu người khiếu nại người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại;
b) Yêu cầu người khiếu nại người bị khiếu nại, cơ quan, tô chức cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung liên quan khiếu nại;
c) Nêu tập người khiêu nại người bị khiếu nại cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Trưng cầu giám định; đi Tiến hành các biện pháp kiểm tra xác minh khác theo quy đỉnh của pháp luật;
e) Báo cáo kết quả xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác minh.
3.4. Báo cáo (kết luận) kết quả xác minh gồm các nội dung sau đây?
a) Đối tượng xác minh;
b) Thời gian tiên hành xác minh;
c) Người tiến hành xác minh;
d) Nội dung xác minh;
đ) Kết quả xác minh;
e) Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại.
4. Tổ chức đối thoại
4.1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại, việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
4.2. Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm không báo bằng văn bản với người khiếu nại người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian địa điểm, nội dung việc đối thoại.
4.3. Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đôi thoại có quyền trình bày ỷ kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
4.4. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại.
4.5. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ đế giải quyết khiếu nại.
5. Quyết định giải quyết khiêu nại lần đầu
5.1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
5.2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đâu phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
đ) Kết quả đối thoại (nếu có);
e) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
g) Kết luận nội dung khiếu nại;
h) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vân đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
i) Việc bồi thường thiệt hại cho người bị khiếu nại
i) Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án
5.3. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người có thẩm quyên giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận nội dung khiếu nại và căn cứ vào kết luận đó để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.
6. Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
7. Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính
7.1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giả.i quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
7.2. Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tô tụng hành chính.

8. Hồ sơ giải quyết khiếu nại
8.1. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:
a) Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
b) Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
c) Biên bản kiểm tra xác minh kết luận, kết quả giám định (nếu có) ;
d) Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
đ) Quyết định giải quyết khiếu nại;
e) Các tài liệu khác có liên quan
8.2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật Trường hợp người khiếu nại khởi kiên vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án có thám quyền giải quyết khi có yêu cầu
II . TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI LẦN HAI
1. Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai
1.1 Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết cửa mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
1.2. Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại.
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thơi hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.
3. Xác minh nội dung khiêu nại lần hai
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai căn cứ vào nôi dung tính chất của việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác rninh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại. Việc xác minh thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 29 của Luật Khiếu nại.
4. Tổ chức đối thoại lần 2
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiêu nại người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại.
5. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
5.1. Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
5.2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu;
đ) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại
e) Kết quả đối thoại ;
g) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
h) Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ. Trường hợp khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp kết luận nội dung khiếu nại là sai toàn bộ thì yêu cầu người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính;
i) Việc bồi thường cho người bị thiệt hại nếu có);
k) Quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.
6. Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải ghi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có
quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.
7. Khởi kiện vụ án hành chính
Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 37 của Luật Khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
8. Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai
Việc giải quyết khiếu nại lần hai phải được lập thành hồ sơ theo quy định tại Điều 34 của Luật Khiếu nại.
Tóm lại, trình tự giải quyết khiếu nại bao gồm các hoạt động khác nhau. Các hoạt động thể hiện trong các bước tiến hành: Chuẩn bị, xem xét giải quyết; thẩm tra, xác minh; kết thúc giải quyết. Trong mỗi bước được chia ra nhiều khâu khác nhau. Đối với những vụ việc đơn giản có thể thực hiện giải quyết với trình tự thủ tục rút gọn.
II. MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
1. Đối thoại trong giải quyết khiếu nại
1.1. Mục đích của đối thoại
- Tăng cường tính công khai, dân chủ, bảo đảm tính khách quan trong giải quyết khiếu nại
- Tìm ra sự thật và định hướng giải quyết vụ, việc.
- Mục đích của đối thoại là để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết.
- Giải quyết vụ việc thấu tình, đạt lý.
1.2. Những tình huống đưa đến đối thoại trong giải quyết khiếu nại
Một là, khi giải quyết khiếu nại lần đầu.
Hai là, khi giải quyết khiếu nại lần hai.
Ba là, đối thoại trong quá trình kiểm tra, xác minh.
Bốn là, đối thoại trong xử lý, giải quyết các tình huống bất thường.
1.3. Các bước đối thoại
Bước 1. Chuẩn bị đối thoại: Chuẩn bị đối thoại có vai trò quan trọng. Việc chuẩn bị được xem như quá trình xây dựng kịch bản, dự kiến diễn biến khi thực hiện kịch bản.
Khi lập kế hoạch – Kịch bản đối thoại phải xác định được:
- Mục đích, yêu cầu của đối thoại: Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của tình huống đối thoại để xác định mục đích, yêu cầu.
- Thời gian, địa điểm tiến hành đối thoại: Bố trí thời gian, địa điểm thích hợp, tùy theo nội dung và mục đích, yêu cầu đối thoại.
- Nội dung chủ đề đối thoại: Dựa trên vấn đề cần tháo gỡ, cần chia sẻ, cần làm rõ do quá trình giải quyết xuất hiện.
- Thành phần dự đối thoại: Xác định theo nội dung, chủ đề và căn cứ vào mục đích, yêu cầu đối thoại đặt ra.
- Dự kiến các tình huống có thể xảy ra.
Có thể nói, chuẩn bị đối thoại là chuẩn bị một kịch bản cho hoạt động giao tiếp do cơ quan giải quyết khiếu nại chủ động, chủ trì. Việc chuẩn bị kịch bản đối thoại càng chu đáo, thì cơ hội thành công càng lớn.
Bước 2. Tiến hành đối thoại: Việc tiến hành đối thoại là việc thực hiện kịch bản đã được chuẩn bị trước. Đối thoại được bắt đầu với những thủ tục giao tiếp thông thường:
Mở đầu đối thoại: Chủ trì đối thoại tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự đối thoại và quán triệt mục đích yêu cầu của đối thoại.
Phổ biến và quán triệt quy định trong đối thoại: Quy định trong đối thoại cần đơn giản, dễ hiểu, dễ xác định rõ quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên, bảo đảm trật tự, kỷ cương và để đối thoại đi đến kết quả tốt.
Thực hiện các nghiệp vụ hỗ trợ (ghi âm, ghi hình, chụp ảnh..): Tổ chức ghi biên bản đối thoại.
Triển khai nội dung đối thoại: Người chủ trì đối thoại nêu vấn đề được đưa ra đối thoại và chủ trì đối thoại theo từng nội dung.
Theo mỗi một nội dung được đưa ra đối thoại, các bên là thành phần chính được trình bày nhận thức, quan điểm của mình; Đặt câu hỏi về vấn đề của các bên đã nêu; Đưa ra tài liệu, thông tin làm bằng chứng cho các nhận định, đánh giá. của mình; các bên tham dự có ý kiến; chủ trì kết thúc vấn đề. Diễn biến đối thoại phải được ghi chép, lưu giữ.
Bước 3. Kết thúc buổi đối thoại
Trên cơ sở thông tin, tài liệu và ý kiến các bên người chủ trì đối thoại kết luận về những nội dung đã đối thoại.
Kết thúc đối thoại phải làm biên bản, biên bản phải có xác nhận của những người tham gia đối thoại. Biên bản đối thoại là một trong những căn cứ pháp lý làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại.
2. Soạn thảo văn bản trong giải quyết khiếu nại
Văn bản ban hành trong giải quyết khiếu nại phải tuân theo những quy định chung về thể thức, kỹ thuật và các yêu cầu về nội dung trong trình bày văn bản.
Dưới đây là một số văn bản điển hình.
2.1. Biên bản trong giải quyết khiếu nại
Biên bản là một loại văn bản được sử dụng rất phổ biết trong quản lý, trong đời sống, xã hội. Trong giải quyết khiếu nại, biên bản được dùng ở nhiều thời điểm khác nhau (biên bản ghi lời khiếu nại; biên bản làm việc; biên bản xác minh; biên bản xử lý các tình huống…).
Yêu cầu của biên bản: Biên bản phải bảo đảm các yêu cầu về tính chính xác, trung thực; phản ánh có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm đầy đủ các thủ tục pháp lý.
Có hai cách trình bày biên bản:
Cách thứ nhất, trình bày biên bản bằng cách liệt kê tuần tự theo thời gian diễn biến vụ việc, vấn đề. Đây là cách trình bày đơn giản dễ làm. Phản ánh một cách cụ thể trung thành, các sự việc, hiện tượng. Có thể nói, theo cách trình bày này, người ghi biên bản không đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn sâu rộng. Đối với một số vụ việc chúng ta luôn phải dùng cách trình bày liệt kê theo trình tự này, chẳng hạn biên bản ghi lời tố cáo, biên bản ghi lời khiếu nại, biên bản kiểm kê quỹ, biên bản giao nhận…
Cách thứ hai, là trình bày tóm tắt vụ việc, vấn đề theo trọng tâm, trọng điểm. Theo cách trình bày tóm tắt vụ việc, những nội dung quan trọng cần phải được phản ánh đầy đủ trọn vẹn, còn những nội dung khác có thể được tóm lược lấy ý của vấn đề. Phản ánh sự kiện theo cách trình bày này việc xử lý nội dung tiếp theo từ biên bản sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn.
Về bố cục một biên bản như biểu mẫu kèm theo.
Biên bản trong giải quyết khiếu nại là một tài liệu mang tin quan trọng làm căn cứ đưa ra kết luận, đánh giá tình tiết đúng sai với mức độ khác nhau. Do đó biên bản được ban hành phải có nội dung chính xác, đầy đủ, không đưa ra những đánh giá, nhận xét theo tính suy nghĩ chủ quan của người ghi biên bản. Biên bản phải được hoàn chỉnh đầy đủ thủ tục vào thời điểm kết thúc ngay tại nơi làm biên bản.
2.2. Báo cáo trong giải quyết khiếu nại
Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh (Kết luận kiểm tra, xác minh); Báo cáo tổng hợp vụ việc…
Một số vấn đề về soạn thảo báo cáo nghiệp vụ:
- Cần xác định rõ mục đính, yêu cầu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong quá trình giải quyết khiếu nại.
- Phác thảo đề cương báo cáo: Sau khi xác định rõ loại báo cáo và nội dung cần báo cáo; đề cương báo cáo sẽ đề cập đến những nội dung, vấn đề nhận xét, minh họa, lý giải theo các phần: mở đầu, nội dung và kết thúc.
- Trình bày báo cáo: Trên cơ sở đề cương của báo cáo đã được chuẩn bị, người soạn thảo trình bày theo các phần cụ thể sau:
+ Phần mở đầu: Đề cập đến những điểm chính về nhiệm vụ được giao; chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị cá nhân mà báo cáo cần đề cập; những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nhiệm vụ, những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, tác động.
+ Phần nội dung chính của báo cáo: Phần mở đầu đưa ra những tiêu chí, điều kiện thực hiện thì phần nội dung nêu thực tế đã diễn ra như thế nào và đối chiếu so sánh với các quy định của pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.
+ Phần kết thúc của báo cáo: Đánh giá, nhận định chung; nêu đề xuất kiến nghị xử lý, giải quyết. Kèm theo báo cáo là những tài liệu phục vụ như: các biên bản, tài liệu sao chụp, các hồ sơ tài liệu thu thập được.
2.3. Quyết định trong giải quyết khiếu nại
2.3.1. Quyết định kiểm tra, xác minh khiếu nại. Quyết định kiểm tra xác minh được ban hành mở đầu cho việc thụ lý, xem xét giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền. Do vậy quyết định kiểm tra, xác minh có vai trò, vị trí quan trọng đối với người khiếu nại và cơ quan giải quyết khiếu nại. Quyết định kiểm tra, xác minh được ban hành làm phát sinh quyền nghĩa vụ của các bên liên quan.
Quyết định kiểm tra, xác minh được ban hành dựa trên cơ sở đơn khiếu nại; kết quả khảo sát, nắm tình hình, thông tin về khiếu nại và là kết quả của việc xử lý đơn thư khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết.
Về nội dung: Quyé^t định thẩm tra, xác minh như biểu mẫu đính kèm.
Việc xác định nội dung thẩm tra, xác minh dựa trên yêu cầu cần làm rõ, cần kết luận nội dung khiếu nại, làm cơ sở cho việc ra quyết định giải quyết khiếu nại.
2.3.2. Quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại được ban hành là kết thúc một bước quan trọng của quá trình giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền. Quyết định giải quyết khiếu nại thể hiện kết quả cuối cùng của quá trình thụ lý, kiểm tra, xác minh, kết luận và thể hiện phương án giải quyết. Nó là sự trả lời cho tính chất, mức độ của khiếu nại đúng, sai và xác định quyền lợi ích, trách nhiệm của các bên một cách cụ thể. Quyết định giải quyết khiếu nại là một quyết định hành chính, được ban hành trên cơ sở: Kết luận kiểm tra, xác minh, chuẩn bị phương án giải quyết thấu đáo.
Về nội dung: Quyết định giải quyết khiếu nại như biểu mẫu đính kèm.
Quyết định giải.quyết khiếu nại có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng, nó thường được các đối tượng quan tâm kiểm soát và có thể phản ứng lại. Do vậy, việc ban hành quyết định phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, bảo đảm tính pháp lý, thực tiễn.
3. Thời hiệu khiếu nại
- Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật Khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
- Thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức: Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật. Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
B. GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
I. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Theo quy định của Luật Tố cáo thì việc giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận nội dung tố cáo và việc quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo. Như vậy, thủ tục giải quyết tố cáo là thủ tục bắt buộc thực hiện gắn với từng khâu hoạt động xác minh, kết luận và xử lý vụ việc của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Quy trình giải quyết tố cáo được thực hiện theo các bước như sau:
1. Chuẩn bị giải quyết tố cáo
1.1. Thụ lý tố cáo và ban hành quyết định xác minh tố cáo
Đối với tố cáo thuộc thẩm quyền, người giải quyết tố cáo phải thụ lý trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo đồng thời thông báo bằng văn bản cho người tố cáo về thời điểm thụ lý tố cáo và các nội .dung tố cáo được thụ lý.
Sau khi thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo phải ban hành quyết định xác minh tố cáo, thành lập Đoàn kiểm tra để xác minh tố cáo.
Quyết định xác minh tố cáo phải nêu rõ;
- Họ tên chức vụ của từng người được giao nhiệm vụ xác minh tổ cáo;
- Nội dung cần xác minh;
- Thời gian tiến hành xác minh (quy định cụ thể thời gian hoàn thành việc xác minh, kết luận nội dung tố cáo);
- Quyền hạn và trách nhiệm của đoàn được giao nhiệm vụ xác minh.
Trước khi ban hành quyết định xác minh tố cáo, trong hợp cần thiết, người ra quyết định xác minh tố cáo làm việc trực tiếp với người tố cáo để làm rõ nội dung tố cáo và các vấn đề khác có liên quan.
1.2. Lập hồ sơ, xây dựng kê hoạch xác minh
Trưởng đoàn xác minh có trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết tố cáo ngay sau khi nhận được quyết định xác minh tố cáo, đồng thời tổ chức quản lý, bàn giao hồ sơ theo quy định.
Trưởng đoàn xác minh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch xác minh. Để xây dựng được kế hoạch xác minh, Trưởng đoàn Xác minh và các thành viên trong đoàn phải  tiến hành nghiên cứu sơ bộ nội dung việc tố cáo. Việc nghiên cứu sơ bộ nội dung vụ việc tố cáo được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu đơn và các tài liệu, bằng chứng mà tố cáo cung cấp, có thể liên hệ với người tố cáo để tìm hiểu thêm sự việc (nhưng phải đảm bảo nguyên tắc giữ cho người tố cáo). Trong trường hợp cần thiết, đoàn xác minh có thể nghiên cứu tại nơi xảy ra vụ việc.
Sau khi xây dựng xong kế hoạch xác minh, Trưởng đoàn xác minh có trách nhiệm trình người ra quyết định xác minh phê duyệt trước khi tiến hành xác minh tố cáo; chủ động thực hiện kể hoạch xác minh được duyệt và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người ra quyết định xác minh.
2. Tiến hành xác minh nội dung tố cáo
Đây là bước thực hiện biện pháp nghiệp vụ nhằm làm sáng tỏ nội dung tố cáo, có ý nghĩa quan trọng, mang tính quyết định trong quá trình giải quyết tố cáo. Bước tiến hành xác minh tố cáo được bắt đầu bằng việc giao quyết định xác minh tố cáo cho người bị tố cáo.
Trưởng đoàn xác minh có trách nhiệm giao quyết định xác minh tố cáo cho người bị tố cáo chậm nhất là 15 ngày kể tư ngày quyết định xác minh tố cáo được ban hành. Trường hợp người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức thì giao quyết định xác minh cho người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.
Việc giao quyết định xác minh phải lập thành biên bản có chữ ký của người giao và người nhận quyết định. Biên bản phải lập ít nhất thành hai bản và giao một bản chỉ người nhận quyết định.
Trường hợp cần thiết, người ra quyết định xác minh tố cáo tổ chức việc công bố quyết định xác minh tố cáo với người bị tố cáo. Khi công bố quyết định xác minh tố cáo người công bố quyết định đọc toàn văn quyết định xác minh tố cáo; nêu rõ quyên và nghĩa vụ của người bị tố cáo giao quyết định xác minh tố cáo, thông báo cho người bị tố cáo biết lịch làm việc, những công việc khác có liên quan (nếu có).
Việc công bố quyết định xác minh tố cáo phải lập thành biên bản có chữ ký của người công bố quyết định về người bị tố cáo. Biên bản phải lập thành ít nhất hai bản và giao một bản cho người bị tố cáo.
Sau khi giao quyết định xác minh tố cáo cho người bị tố cáo việc tiến hành xác minh tố cáo được bắt đầu. Đoàn xác minh tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để thu thập bằng chứng, tài liệu làm sáng tỏ nội dung tố cáo.
2.1. Làm việc trực tiếp với người bị tố cáo
Đoàn xác minh tố cáo phải làm việc trực tiếp với người bị tố cáo trên cơ sở nghiên cứu phân tích hồ sơ đã có, yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về những nội dung bị tố cáo và cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo, nội dung giải trình.
Nếu người bị tố cáo giải trình không rõ và bằng chứng, thông tin, tài liệu do người bị tố cáo cung cấp chưa rõ hoặc chưa đầy đủ nội dung theo yêu cầu của Đoàn xác minh tố cáo thì yêu cầu người bị tố cáo tiếp tục giải trình bằng văn bản, cung cấp thêm thông tin tài liệu, bằng chứng hoặc làm việc trực tiếp để yêu cầu người bị tố cáo giải thích cụ thể những vấn đề còn chưa rõ giải trình lại.
Khi làm việc với người bị tố cáo, Đoàn xác minh phải ghi biên bản cụ thể, rõ ràng. Những nội dung gì đã được giải trình có căn cứ pháp luật, những nội dung nào chưa giải trình được hoặc không. giải thích được và hai bên cùng ký biên bản.
2.2. Làm việc trực tiếp với. người tố cáo 
Đoàn xác minh tố cáo phải làm việc trực tiếp với người tố cáo để làm rõ những nội dung tố cáo yêu cầu họ cung cấp thêm tài liệu, bằng chứng có liên quan đến nội dung tố cáo Khi làm việc phải lập thành biên bản, có chữ ký của người tố cáo, Đoàn xác minh tố cáo. Biên bản được lưu trong hồ sơ vụ việc.
Trường hợp không thể làm việc trực tiếp với người tố cáo vì lý do khách quan hoặc theo yêu cầu của người tố cáo để bảo vệ người tố cáo thì người ra quyết định xác minh tố cáo phải có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan nội dung tố cáo.
2.3. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân trên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo
Việc yêu cầu cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo, thực hiện bằng văn bản của người ra quyết định xác minh tố cáo.
Trường hợp cần thiết, người ra quyết định xác minh tố cáo có văn bản hoặc giấy giới thiệu cử người xác minh tố cáo đến làm việc với cơ quan tổ chức, cá nhân liên quan để trực tiếp yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo.
Các nội dung người xác minh tố cáo yêu cầu cung cấp phải lập thành biên bản, có chữ ký của người xác minh tố cáo và xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu Biên bản phải lập thành ít nhất hai bản và giao một bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
2.4. Thu thập, xử lý thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến vụ việc tố cáo
Người được giao nhiệm vụ xác minh tố cáo phải nghiên cứu thu thập thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo và theo yêu cầu của việc giải quyết tố cáo Việc thu thập thông tin, tài liệu, bằng chứng phải bám sát nội dung tố cáo, kế hoạch xác minh tố cáo. Các thông tin, tài liệu, bằng chứng thu thập được phải ghi chép vào sổ sách hoặc lập thành biên bản, lưu giữ trong hồ sơ giải quyết tố cáo. Khi tiếp nhận tài liệu, bằng chứng do người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thì phải lập giấy biên nhận.
Các tài liệu thu thập phải thể hiện rõ nguồn tài liệu. Nếu không thu thập bản chính thì khi thu thập bản sao, người tiếp nhận tài liệu phải đối chiếu với bản chính. Trường hợp không có bản chính để đối chiếu phải ghi rõ trong biên bản nhận tài liệu.
Các tài liệu do cơ quan, tổ chức cung cấp phải yêu cầu sao y sao lục hoặc đóng dấu treo của cơ quan tổ chức đó. Tài liệu do cá nhân cung cấp phải yêu cầu người cung cấp ký xác nhận vào lề dưới của tài liệu đó. Trường hợp tài liệu bị mất trang, mất chữ, quá cũ nát, quá mờ không đọc được chính xác nội dung thì người thu thập phải ghi rõ tình trạng của tài liệu đó trong giấy biên nhận tài liệu.
Người xác minh tố cáo phải kiểm tra tính sát thực của thông tin, tài liệu, bằng chứng đã thu thập được, chú trọng những tài liệu, bằng chứng do người tố cáo cung cấp để tố cáo hành vi vi phạm và tài liệu, bằng chứng do người tố cáo cung cấp để giải trình chứng minh tính đúng sai của nội dung tố cáo. Đối với tài liệu, bằng chứng thu thập được sử dụng làm.căn cứ để kết luận nội dung tố cáo phải làm rõ nguồn gốc, tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp của những tài liệu bằng chứng đó.
Đoàn xác minh tố cáo phải đánh giá, nhận định về những giá trị chứng minh của những thông tin tài liệu, bằng chứng đã thu thập được trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc trong giải quyết tố cáo. Các thông tin tài liệu, bằng chứng thu thập được phải sử dụng đúng quy định của pháp luật, quản lý chặt chẽ, chỉ được cung cấp hoặc công bố khi người có thẩm quyền cho phép.
2.5. Xác minh thực tế
Căn cứ kế hoạch xác minh, hồ sơ, tình tiết vụ việc hoặc chỉ đạo của người ra quyết định xác minh tố cáo, Trưởng đoàn xác minh tổ chức việc xác minh thực tế ở những địa điểm cần thiết để thu thập, kiểm tra xác định chính xác, hợp pháp của tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung vụ việc.
Việc xác minh thực tế phải lập thành biên bản ghi đầy đủ kết quả xác minh, ý kiến của những người tham gia xác minh, những người khác có liên quan và được lưu trong hồ sơ.
2.6. Trưng cầu giám định 
Trường hợp người giải quyết tố cáo, người ra quyết định xác minh tố cáo, người xác minh tố cáo không có đủ điều kiện để kết luận mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; tính hợp pháp, chính xác của những tài liệu, bằng chứng do người tố cáo, ngươi bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp hoặc các tài liệu bằng chứng khác có ảnh hưởng đến việc kết luận, giải quyết tố cáo thì phải trưng cầu cơ quan thẩm quyền giám định về những nội dung đó theo yêu cầu của pháp luật.
Việc trưng cầu giám định thực hiện bằng văn bản của người ra quyết định xác minh tố cáo, văn bản trưng cầu giám định phải ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định, tên tài liệu, bằng chứng cần giám định; nội dung yêu cầu giám định đối với từng tài liệu, bằng chứng.
2.7. Báo cáo kết quả xác minh tố cáo
Trưởng đoàn xác minh phải báo cáo bằng văn bản về kết quả xác minh tố cáo với người ra quyết định xác minh tố cáo, văn bản báo cáo phải được các thành viên trong Đoàn xác minh, thảo luận, đóng góp ý kiến.
Trường hợp có nhiều nội dung và qua xác minh phát hiện có nội dung có dấu hiệu phạm tội thì Đoàn xác minh tách riêng nội dung đó báo cáo ngay với người ra quyết định xác minh để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
2.8. Tham khảo ý kiến tư vấn để kết luận nội dung tố cáo
Đối với vụ việc phức tạp, khi xét thấy cần thiết, người ra quyết định xác minh tố cáo tổ chức tham khảo ý kiến tư vấn của các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý cấp trên hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trước khi kết luận nội dung tố cáo.
3. Kết thúc giải quyết tố cáo
3.1. Dự thảo Kết luận nội dung tố cáo
Trên cơ sở báo cáo kết quả xác minh, người ra quyết định xác minh chỉ đạo việc xây dựng Dự thảo Kết luận nội dung tố cáo.
Trước khi ban hành Kết luận nội dung tố cáo, Đoàn xác minh tố cáo phải thông báo Dự thảo kết luận nội dung tố cáo với người bị tố cáo.
Việc thông báo Dự thảo kết luận có thể là thông báo trực tiếp tại buổi làm việc, không gửi văn bản Dự thảo. Việc thông báo Dự thảo kết luận nội dung tố cáo cần cân nhắc, quan tâm đến những nội dung liên quan bí mật Nhà nước hoặc bất lợi cho người tố cáo (nếu có).
Nếu người bị tố cáo chưa thống nhất với kết luận thì yêu cầu người bị tố cáo cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ để làm rõ và đi đến thống nhất, nếu họ không cung cấp thêm tài liệu, bằng chứng thì lập biên bản lưu hồ sơ và có thể tổ chức thẩm tra, xác minh thêm (nếu thấy cần thiết).
Việc thông báo Dự thảo phải lập thành biên bản, ghi nhận đây đủ ý kiến của những người được thông báo Dự thảo kết luận, có chữ ký của người chủ từ thông báo và những người được thông báo.
3.2. Ban hành kết luận nội dung tố cáo
Căn cứ nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo báo cáo kết quả xác minh tố cáo, biên bản công bố Dự thảo kết luận nội dung tố cáo, các tài liệu bằng chứng có liên quan, đối chiếu với các quy định của pháp luật, người quyết định xác minh tố cáo ban hành văn bản Kết luận nội dung tố cáo (trường hợp Trưởng đoàn là Uỷ viên Ban Thường vụ và được ủy quyền thì có thể ký Kết luận nội dung tố cáo). Đậy là phần quan trọng, quyết định hiệu quả của quá trình giải quyết tố cáo, vì vậy kết luận phải gọn gàng, chính xác, viện dẫn các quy định của pháp luật phải đầy đủ và chính xác.
Kết luận nội dung tố cáo bao gồm các nội dung sau:
- Phần thứ nhất: Nêu kết quả xác minh các nội dung tố cáo
Trong đó nêu cụ thể kết quả xác minh đối với từng nội dung tố cáo.
Nội dung tố cáo (về vấn đề …)
+ Nội dung giải trình của người bị tố cáo và những thông tin, tài liệu, bằng chứng do người tố cáo cung cấp để chứng minh tính đúng, sai của hành vi bị tổ cáo;
+ Nội dung những tài liệu, bằng chứng mà đoàn xác minh tố cáo đã thu thập được để chứng minh tính đúng, sai của hành vi bị tố cáo;
+ Nhận xét, đánh giá về nội dung tố cáo: Trường hợp tố cáo sai thì phân tích, đánh giá về việc người tố cáo cố ý hay không cố ý tố cáo sai. Trường hợp phát hiện vi phạm thì xác định cụ thể hành vi vi phạm, phân tích nguyên nhân, mức độ gây thiệt hại của hành vi, trách nhiệm của người bị tố cáo, những đối tượng khác có liên quan.
- Phần thứ hai: kết luận bao gồm:
+ Kết luận về những hành vi bị tố cáo nhưng qua xác minh cho thấy nội dung tố cáo là không đúng sự thật, đồng thời kết luận về việc người tố cáo cố ý hay không cố ý tố cáo sai sự thật;
+ Kết luận về những hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo (nếu có), những thiệt hại và đối tượng bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; nguyên nhân, vai trò, trách nhiệm của người bị tố cáo và các đối tượng khác có liên quan trong việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Phần thứ ba: Nêu kiến nghị
+ Kiến nghị đối với người giải quyết tố cáo (trường hợp người kết luận tố cáo không phải là người giải quyết tố cáo): Những nội dung người giải quyết tố cáo cần thực hiện trong phạm vi thẩm quyền của mình để xử lý vi phạm và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
+ Kiến nghị đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác (nếu có).
3.3. Xử tý tố cáo
Ngay sau khi có kết luận về nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo phải căn cứ kết quả xác minh, Kết luận nội dung tố cáo để xử lý như sau:
Trường hợp đã có kết luận về việc tiền, tài sản của Nhà nước, của Công đoàn, tập thể do người bị tố cáo hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của người giải quyết tố cáo chiếm đoạt hoặc gây thất thoát thì phải ban hành quyết định thu hồi tiền và tài sản đó.
Trường hợp đã có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật vi phạm các quyết định về nhiệm vụ, công vụ thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo thì tiến hành các thủ tục theo quy định để ban hành quyết định xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp khác để xử lý hành vi vi phạm buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đã có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật vi phạm các quyết định về nhiệm vụ, công vụ mà người vi phạm không thuộc thẩm quyền xử lý của người giải quyết tố cáo thì người giải quyết tố cáo xử lý như sau:
- Đối với vi phạm thuộc quyền xử lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của người giải quyết tố cáo thì ban hành Quyết định giao nhiệm vụ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó xử lý vi phạm. Quyết định giao nhiệm vụ xử lý vi phạm phải nêu rõ hành vi vi phạm, đối tượng vi phạm phải xử lý và hậu quả phải khắc phục.
- Đối với hành vi có dấu hiệu phạm tội thì có văn bản chuyển hồ sơ vi phạm cho cơ quan điều tra hoặc cho viện kiểm sát. Hồ sơ bàn giao là hồ sơ gốc và phải sao lại một bộ hồ sơ để lưu trữ. Việc bàn giao hồ sơ phải lập thành biên bản.
- Đối với những vi phạm khác thuộc thẩm quyền xử lý của các cơ quan, đơn vị, cá nhân không thuộc phạm vi của người giải quyết tố cáo thì ban hành văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý.
Trường hợp đã có kết luận về .việc cố ý tồ cáo sai sự thật thì người giải quyết tố cáo phải có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Người giải quyết tố cáo phải quy định cụ thể thời gian hoàn thành các nội dung xử lý tố cáo, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc và báo cáo kết quả thực hiện.
3.4. Thông báo về Kết luận và xử lý tố cáo
Sau khi xử lý tố cáo, người giải quyết tố cáo phải thông báo nội dung kết luận và quyết định xử lý tố cáo cho người bị tố cáo và cơ quan quản lý người bị tố cáo.
Việc thông báo nội dung kết luận và quyết định xử lý tố cáo thực hiện bằng hình thức văn bản Kết luận nội dung tố cáo và các quyết định, văn bản xử lý tố cáo. Trường hợp trong các văn bản nêu trên có nội dung thuộc bí mật Nhà nước hoặc các thông tin có hại cho người tố cáo thì phải trích văn bản để loại bỏ những thông tin đó trước khi gửi cho người bị tố cáo và cơ quan quản lý người tố cáo.
Trường hợp người tố cáo có yêu cầu về việc thông báo kết quả giải quyết tố cáo thì người giải quyết tố cáo thông báo cho người tố cáo bằng hình thức tương tụ như thông báo với người bị tố cáo hoặc gửi văn bản thông báo kết
quả giải quyết tố cáo, nội dung các quyết định, văn bản xử lý tố cáo.
Trường hợp người tố cáo không yêu cầu thông báo kết quả giải quyết tố cáo nhưng qua xác minh kết luận toàn bộ hoặc một số nội dung tố cáo là không đúng sự thật thì người giải quyết tố cáo vẫn phải thông báo bằng văn bản cho người tố cáo biết về những nội dung người tố cáo đã tố cáo không đúng sự thật.
Người giải quyết tố cáo phải gửi văn bản kết luận và quyết định xử lý tố cáo cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp
3.5. Hoàn chỉnh hồ sơ vụ việc
Hồ sơ gồm:
1. Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo;
2. Văn bản chỉ đạo, giao việc của cấp trên có thẩm quyền (nếu có);
3. Quyết định thụ lý giải quyết hoặc quyết định thành lập Đoàn kiểm tra xác minh giải quyết tố cáo;
4. Kế hoạch kiểm tra, xác minh tố cáo;
5 . Biên bản kiểm tra, xác minh của đoàn kiểm tra, xác minh lập trong quá trình thụ lý giải quyết tố cáo;
6. Văn bản về trưng cầu, giám định và kết quả giám định (nếu có);
7. Văn bản, tài liệu, hiện vật thu được trong quá trình thụ lý giải quyết tố cáo;
8. Văn bản giải trình của người bị tố cáo (nếu có);
9. Báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo;
10. Kết luận về nội dung tố cáo; kiến nghị biện pháp xử lý;
11. Quyết định xử lý tố cáo;
12. Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung tố cáo được thu thập trong quá trình xử lý, giải quyết tổ cáo.

II.  KỸ NĂNG ĐỐI CHẤT TRONG GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Trong giải quyết tố cáo, thường xuất hiện nhu cầu đối chất, nhưng đối chất chỉ được thực hiện khi người tố cáo không có yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích.
Đối chất là hoạt động nghiệp vụ được tiến hành bằng việc hỏi hai người cùng một vấn đề nhằm làm rõ hoặc giải quyết các mâu thuẫn trong tài liệu, chứng cứ mà các bên cung cấp.
Mục đích đối chất nhằm xác định được thông tin, tài liệu chính xác, chân thực trên cơ sở sự đối chiếu giữa các bên trong quá trình đối chất. Khi đối chất cần tập trung phân tích, sàng lọc, công khai các nguồn thông tin từ dư luận công luận, từ đơn thư phản ánh, từ các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp hoặc thu thập được trong quá trình thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1. Chuẩn bị đối chất
Để quá trình đối chất đạt được kết quả thì trước khi tiến hành đối chất, người được giao nhiệm vụ, chủ trì việc đối chất phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong giai đoạn chuẩn bị cần phải nghiên cứu chuẩn bị kỹ các tình huống có thể nảy sinh, cần có phương pháp để có thể kết luận, kết thúc đối chất đúng lúc, đúng thời điểm nhằm đạt được kết quả chính xác, chấm dứt được tố cáo.
Khi chuẩn bị tổ chức đối chất cần lập kế hoạch cụ thể như: Thời gian, địa điểm tiến hành đối chất; những nội dung cần làm rõ; thành phần tham dự đối chất; người được giao nhiệm vụ chủ trì đối chất; các phương tiện phục vụ như máy ghi âm, máy ảnh …
2. Triển khai đối chất
Khi tiến hành đối chất, người chủ trì tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần đại biểu; phổ biến và quán triệt những quy định của Luật Tố cáo về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người tham gia giải quyết tố cáo và những quy định khác trong quá trình thực hiện đối chất.
Thực tế cho thấy khi tham gia đối chất, người tố cáo và người bị tố cáo luôn đưa ra các ý kiến trái chiều nhau hay có những hành động thiếu văn hóa, mạt sát nhau, gây sức ép lên người giải quyết tố cáo… vì vậy, cẩn phải quán triệt những quy định ngay từ đầu.
Người chủ từ phổ biến nội dung và phương pháp đối chất, bố trí cán bộ ghi biên bản.
Người chủ trì cuộc đối chất nêu từng nội dung mà người tố cáo nêu trong đơn kèm theo những bằng chứng mà người tổ cáo cung cấp để người bị tố cáo giải trình và đưa ra những bằng chứng phản biện, căn cứ lời trình bày của hai bên, ý kiến của những người liên quan, người chủ trì tổng hợp lại và được ghi vào biên bản, dùng làm căn cứ giải quyết tố cáo.
3. Kết thúc đối chất
Khi kết thúc đối chất, người chủ trì đọc lại biên bản đối chất. Nếu các bên tham gia đối chất không ai có ý kiến khác thì ký biên bản.