Đăng: 08:47 06-11-2014 | Tác giả: | Nguồn:
– Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ kiểm tra trong từng thời gian và tình hình thực tế để ủy ban kiểm tra giúp ban chấp hành, ban thường vụ xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, thông báo kiểm tra và gia quyết định kiểm tra.
+ Chương trình hoạt động của ủy ban kiểm tra là văn bản nhằm đề ra nội dung hoạt động cho một thời nhất định để hướng hoạt động kiểm tra có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm, tạo thế chủ động trong quá trình thực hiện. Chương trình hoạt động có thể được xây dựng thành văn bản riêng lẻ, độc lập hoặc xây dựng gắn liền với báo cáo, sau phần đánh giá tình hình và kết quả hoạt động.
Xây dựng chương trình hoạt động: phải căn cứ vào định hướng chỉ đạo, hướng dẫn của ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên và ban chấp hành công đoàn cùng cấp; căn cứ tình hình đặc điểm củ thể của cấp mình để xây dựng chương trình hoạt động cho từng thời gian nhất định và được thông qua các kỳ họp của ban chấp hành. Thông thường ủy ban kiểm tra xây dựng các chương trình bao gồm: chương trình hoạt động của nhiệm kỳ (hay còn gọi là chương trình hoạt động toàn khóa); hoạt động hàng năm, hoạt động 6 tháng. Trong đó có nội dung nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn.
+ Kế hoạch kiểm tra cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng, thời gian, thành phần, yêu cầu chuẩn bị cho cuộc kiểm tra và trình tự tiến hành cuộc kiểm tra, báo cáo ban thường vụ và triển khai thực hiện.
+ Thông báo kiểm tra là văn bản cần thiết để báo cho đơn vị được kiểm tra có sự chuẩn bị, chủ động bố trí thời gian, địa điểm làm ciệc, chuẩn bị báo cáo, hồ sơ, tài liệu. Thông báo phải nêu rõ: Đối tượng kiểm tra, nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra và những yêu cầu cho cuộc kiểm tra.
+ Quyết định kiểm tra là cơ sở pháp lý để đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra. Quyết định kiểm tra phải xác định rõ thành phần đoàn kiểm tra, thời gian, nội dung, yêu cầu thực hiện và điều khoản thi hành.
– Đoàn kiểm tra làm việc với thường trực công đoàn, nơi được kiểm tra để thống nhất lịch trình theo kế hoạch kiểm tra, chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ cho cuộc kiểm tra.
– Hướng dẫn cho tổ chức công đoàn được kiểm tra chuẩn bị báo cáo bằng văn bản theo nội dung kiểm tra, quy định thời hạn nộp báo cáo và chuẩn bị cung cấp các tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm tra, thống nhất về việc bố trí một số đơn vị cấp dưới để đoàn kiểm tra đến xem xét tình hình hoạt động thực tiễn ở cơ sở và công tác chỉ đạo hướng dẫn của công đoàn cấp trên; xác định rõ trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra.
– Họp đoàn kiểm tra: Trưởng đoàn kiểm tra tổ chức họp đoàn để quán dtriệt kế hoạch kiểm tra, bàn cá biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong đoàn kiểm tra. Việc phân công nhiệm vụ cần phỉa cụ thể, rõ ràng có thể phân công vào thời gian thích hợp để các thành viên có sự chuẩn bị một cách tốt nhất trước khi thực hiện kiểm tra và từng thành viên xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc kiểm tra.
2. Bước tiến hành kiểm tra
– Đoàn kiểm tra tổ chức buổi làm việc với đơn vị được kiểm tra, thành phần gồm ban thường vụ, nơi không có ban thường vụ thì làm việc với Ban chấp hành, nếu nơi có bộ máy cơ quan chuyên trách công đoàn thì tùy theo nội dung để yêu cầu thành phần làm việc có thể là Thường trực và các ban liên quan của công đoàn nơi được kiểm tra.
– Chương trình, nội dung buổi làm việc:
+ Đơn vị được kiểm tra giới thiệu thành phần tham dự;
+ Đoàn kiểm tra công bố quyết định kiểm tra và nêu một số yêu cầu của cuộc kiểm tra;
+ Đơn vị được kiểm tra trình bầy báo cáo bằng văn bản việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam trước tập thể đoàn kiểm tra về những nội dung liên quan đến cuộc kiểm tra;
+ Đoàn kiểm tra nêu ra các câu hỏi về các nội dung cần làm rõ thêm hoặc yêu cầu bổ sung thêm báo cáo bằng văn bản (nếu cần);
+ Đơn vị được kiểm tra báo cáo, giải trình những vấn đề do Đoàn kiểm tra nêu ra;
+ Đoàn kiểm tra tiếp nhận hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra để xem xét.
+ Trước khi kết thúc buổi làm việc, đoàn kiểm tra thống nhất lịch trình làm việc cho tài gian tiếp theo với đơn vị được kiểm tra và yêu cầu bố trí người cùng đoàn kiểm tra (nếu cần);
– Các thành viên trong đoàn kiểm tra tiến hành thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra.
– Tiến hành một số cuộc làm việc với với các công đoàn cấp dưới của đơn vị được kiểm tra để xem xét tình hình hoạt động thực tiễn và là cơ sở đánh giá chỉ đạo, hướng dẫn của công đoàn cấp trên. Quá trình làm việc với công đoàn cấp dưới cần tập trung vào những nội dung kiểm tra và các vấn đề liên quan; nghe báo cáo, đồng thời xem xét các tài liệu, hồ sơ, sổ sách để có ý kiến đánh giá một cách xác thực, khách quan; động viên, khích lệ về những kết quả đã đạt được, hướng dẫn, giúp đơn vị tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại, hạn chế và định hướng những nội dung cần tập trung thực hiện trong thời gian tới.
– Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, đoàn viên có quan hệ đến tổ chức công đoàn được kiểm tra (nếu cần).
3. Bước kết thúc
– Đoàn kiểm tra dự thảo kết luận kiểm tra, tra đổi, thống nhất với các thành viên trong Đoàn;
– Tổ chức cuộc họp giữa đoàn kiểm tra với Lãnh công đoàn nơi được kiểm tra để thông báo dự thảo kết luận kiểm tra; nghe ý kiến phản hổi từ đơn vị được kiểm tra và các ý kiến trao đổi, làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến nội dung dự thảo kết luận kiểm tra.
Nội dung kết luận kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, thể hiện rõ ưu điểm, khuyết điểm ở từng nội dung được kiểm tra. Những kiến nghị của đoàn kiểm tra với đơn vị được kiểm tra và kiến nghị của đơn vị được kiểm tra, của đoàn đoàn kiểm tra với công đoàn câp trên về khắc phục khuyết điểm và mức độ xử lý kỷ luật (nếu có).
– Đoàn kiểm tra ghi nhận các kiến nghị của đơn vị được kiểm tra để trình cấp có thẩm quyền giải quyết.
– Hoàn thiện kết luận kiểm tra và chính thức ban hành;
– Kết luận kiểm tra chính thức được gửi đến thường trực công đoàn và ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp (để báo cáo);
– Sau khi kết thúc cuộc kiểm tra đoàn kiểm tra có trách nhiệm lập và chuyển cho bộ phận lưu trữ hồ sơ về cuộc kiểm tra theo quy định của tổ chức công đoàn.
– Họp đoàn kiểm tra để tổng kết rút kinh nghiệm về cuộc kiểm tra (nếu thấy cần thiết) và đoàn kiểm tra tự giải giải thể khi đã hoàn thành nhiệm vụ theo quy định kiểm tra.
– Ủy ban kiểm tra nơi tổ chức cuộc kiểm tra giúp ban chấp hành, ban thường vụ theo dõi, đôn đốc bên được kiểm tra thực hiện nghiêm chỉnh kết luận và kiến nghị của cuộc kiểm tra; tiến hành phúc tra việc thực hiện kết luận đã kiểm tra (nếu cần).