Cảng Quảng Ninh kỷ niệm 35 năm ngày thành lập

Đăng: 09:15 01-11-2014  |   Tác giả:   |   Nguồn:

 Ngày 29/8/2012, tại thành phố Hạ Long, Cảng Quảng Ninh đã tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập. Đến dự buổi lễ có ông Đỗ Thông – Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Đỗ Hồng Quân – nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh, ông Đào Đình Bình – nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Nguyễn Ngọc Huệ – Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và các đồng chí Lãnh đạo Bộ GTVT, Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cùng đại diện các bộ, ngành TW, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các sở ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh.


Tại buổi lễ, ông Vũ Khắc Từ – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cảng Quảng Ninh đã giới thiệu với các đại biểu về quá trình thành lập và phát triển của Cảng Quảng Ninh trong 35 năm qua. Kể từ ngày đầu đi vào hoạt động với trên 30 cán bộ, nhiều nhất là từ Cục đường biển điều động sang công nhân bốc xếp là số công nhân Hải Phòng và một số công nhân tại chỗ (TX Hòn Gai) huy động theo chế độ dân công… Sau khi đi vào ổn định thì mới tuyển dụng công nhân mới vào Cảng, với 9 phòng nghiệp vụ và một đội bốc xếp, chuyển tải, đội bốc xếp T3 đội vận chuyển cơ giới thủy bộ và đội sửa chữa công trình cùng hai tầu hoa tiêu, hai tầu tự lực, 1 tầu kéo. Công việc phần lớn là làm thủ công, địa bàn hoạt động là khu vực neo đậu tầu ở vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Vậy mà Cảng dám đương đầu với thử thách đầu tiên để thử  sức mình. Đó là ngày 26/3/1978 ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Cảng đã ra quân bốc dỡ hàng bột mỳ do tầu Vốt xốc của Liên Xô chở 7.000 tấn cho Việt Nam; cũng từ đợt ra quân thắng lợi này Cảng Quảng Ninh đã ghi một chiến tích chói lọi làm cơ sở cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất sau này.

Được Bộ GTVT giao chức năng là trung tâm điều độ vận tải khu vực 4, song vào những thập niên 1984, 1985 còn trong cơ chế bao cấp hoàn cảnh kinh tế của cả nước nói chung còn nhiều thiếu thốn và vì vậy lượng hàng hóa thông qua Cảng cũng còn hạn chế. Tiếp đó là thời gian xóa bỏ bao cấp buộc Cảng chuyển sang chế độ quản lý theo thị trường. Đây là một thách thức lớn đối với Cảng Quảng Ninh. Cơ sở vật chất thì nghèo nàn, công suất thì kém, tiêu thụ năng lượng lớn… Phần lớn công việc là thủ công, do vậy tích lũy gần như con số 0. Vậy mà Cảng Quảng Ninh vẫn phải bước vào sản xuất cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Tiếp đến là Bộ GTVT và Liên hiệp Hàng hải lại có quyết định tách bộ phận Cảng vụ và Hoa tiêu ra khỏi đơn vị hành chính của Cảng cùng với một khối lượng tài sản và nguồn thu lớn và trước đây Cảng Quảng Ninh còn nắm giữ.

Nhưng để tạo điều kiện phát triển cho Cảng Quảng Ninh, Nhà nước và Bộ GTVT đồng ý với đề xuất cho xây nhà điều hành 3 tầng khang trang và đồng thời xây dựng Bến cảng số 1 thay thế cho 2 mố cầu cũ. Cảng xong tầu 10 nghìn tấn ra vào dễ dàng dễ bốc xếp chuyển hàng. Tàu Silver song (Libêria) trọng tải 18 nghìn tấn đã vào cập cảng bốc lên 8 nghìn tấn dầu cọ. Đây là bước tiến lớn đánh dấu một thời gian phát triển của Cảng. Với một Cảng liền bờ trên 10ha mặt bằng, điện nước được cung cấp đồng bộ, Cảng Quảng Ninh đã phải tự mua sắm trang thiết bị bốc dỡ đáp ứng công việc ngày càng lớn tại Cảng Cái Lân, Để tạo điều kiện hoạt động và năng lực thực hiện nhiệm vụ của Cảng Quảng Ninh, Chính phủ có quyết định bổ sung Cảng Quảng Ninh là thành viên của TCty Hàng hải Việt Nam và vì thế nên việc điều động thiết bị trong nội bộ của ngành Hàng hải có điều kiện hơn. Vì vậy từ cảng Hải Phòng một cần cẩu chân đế có sức nâng 5 tấn do Liên Xô chế tạo được chuyển về lắp đặt tại Cảng Cái Lân đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn, với sự cố gắng quyết tâm của cán bộ công nhân viên, hiệu quả kinh tế Bến số 1 đã đạt năng suất 3.500 tấn/m cầu tầu/năm, công suất thiết kế cho cầu tầu số 1 Cái Lân là: 600 nghìn tấn/năm. Đây là con số khai thác kỷ lục quốc gia vào thời điểm đó, góp phần đẩy lùi khó khăn cho Cảng và để năng lực bốc xếp, tiếp nhận hàng thuận tiện, Cảng đã vay ngân hàng và vốn tự có xây dựng thêm một bến phụ liền kề với Cảng số 1 để phục vụ cho các tầu nhỏ 5.000 tấn vào làm hàng. Cùng với việc mua sắm thêm 1 cẩu chân đế có sức nâng 16 tấn để đáp ứng nhu cầu chuyển tải bốc xếp.

Được thành lập từ trong khó khăn gian khổ của thời kỳ đất nước còn nghèo nên lãnh đạo Cảng cùng anh em CBCNV đã luôn tự lập và tìm cách vượt mọi khó khăn để trụ vững và phát triển và cũng là để tự khẳng định mình. Vì vậy với một Huân chương lao động hạng nhất, hai Huân chương lao động hạng 2, một Huân chương lao động hạng ba và nhiều lời khen của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và tỉnh Quảng Ninh cùng các Ban ngành chức năng kèm theo là những lời động viên. Đối với Cảng Quảng Ninh vừa là niềm vinh dự tự hào xong cũng là một trách nhiệm lớn lao trước Đảng và trước dân và Chính phủ cùng Bộ GTVT.


Năm 2011 tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng đạt 7,26 tấn, bằng 124% so với năm 2010, tổng doanh thu thực hiện 253,289 tỷ đồng, bằng 131,2% so với năm 2010. Thu nhập bình quân của Cán bộ CNVC là 7,5 triệu đ/người/tháng.
Sáu tháng đầu năm 2012 Cảng đã lập lên một chiến tích bốc xếp kinh doanh đáng tự hào đó là việc đạt năng suất bốc xếp trên 4 triệu tấn. Doanh thu là 154 tỷ, thu nhập bình quân đầu người đạt 8 triệu đ/người/tháng. Đây là động lực thúc đẩy cho Cảng Quảng Ninh phát triển mạnh và bền vững.

Năm tới tuyến đường sắt vào Cảng sẽ được đưa vào khai thác, trang thiết bị kỹ thuật được mua sắm mới để đáp ứng với công suất bốc dỡ khi Cảng có tuyến đường sắt, và với độ chín, chiều dày kinh nghiệm trên 30 năm quản lý khai thác Cảng Quảng Ninh và một đội ngũ đông đảo Cán bộ khoa học, công nhân kỹ thuật đoàn kết một lòng vì nhiệm vụ chung, chắc chắn rằng Cảng Quảng Ninh sẽ đạt được những thành tích sản xuất kinh doanh lớn hơn nhiều so với những năm qua. Đời sống CBCNV sẽ ngày một được nâng cao.

Tin sưu tầm.