Chức năng, nhiệm vụ Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

Đăng: 11:21 24-11-2014  |   Tác giả:   |   Nguồn:

 

 

1, Chức năng:
1.1.   Đại diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân viên chức lao động.
1.2.  Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế.
1.3.  Giáo dục, động viên công nhân viên chức – lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ  Tổ quốc.

2, Nhiệm vụ, quyền hạn:
2.1.  Trực tiếp thực hiện và chỉ đạo các công đoàn cơ sở thành viên thực hiện chỉ thị, nghị quyết của công đoàn cấp trên và nghị quyết đại hội cấp mình.
2.2.  Tham gia với Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về quy hoạch, kế hoạch kinh tế – xã hội; các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, các quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân lao động. Vận động công nhân lao động hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế – xã hội của Tổng công ty.
2.3.  Cùng với Tổng Giám đốc tổ chức Đại hội công nhân viên chức Tổng công ty và hướng dẫn các cơ sở thành viên tổ chức Đại hội công nhân viên chức: tham gia xây dựng và đại diện công nhân lao động ký kết thỏa ước lao động tập thể với Tổng Giám đốc, hướng dẫn công nhân lao động ký kết hợp đồng lao động; giới thiệu người tham gia Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; tổ chức chỉ đạo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Kiểm tra giám sát các điều khoản đã ký kết, phát hiện, ngăn chặn kịp thời những vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công nhân lao động Tổng công ty.
2.4.  Cùng với Tổng Giám đốc xây dựng các nội quy, quy chế lao động, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật và quy chế sử dụng các quỹ, đề xuất các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo hộ lao động và vệ sinh môi trường của Tổng công ty.
2.5.   Đại diện cho công nhân lao động tham gia với Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về công tác tổ chức và cán bộ, giới thiệu để các cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác của Tổng Công ty và các cơ sở thành viên.
2.6.  Cùng với Tổng Giám đốc tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, năng suất, chất lượng. Giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động Tổng công ty.
2.7.  Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. Quyết định giải thể, thành lập các công đoàn cơ sở trực thuộc Tổng công ty. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ công đoàn trong Tổng công ty theo sự phân công, phân cấp của Tổng Liên đoàn.
2.8.  Quản lý tài chính, tài sản công đoàn; tổ chức hoạt động kinh tế công đoàn đúng pháp luật và sự phân cấp của Tổng Liên đoàn.
2.9.   Xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa Công đoàn Tổng công ty với Tổng Giám đốc Tổng công ty.
2.10.  Quan hệ với các tổ chức công đoàn quốc tế, khu vực cùng ngành nghề khi được Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đồng ý.